Xuyên Nhanh: Cố Lên Nào, Làm Người Đàn Ông Tốt

Chương 5: Tôi ăn bám trong tiểu thuyết niên đại (TG1)

Trước Sau

break

Editor: L’espoir

*

Thím Lưu là bà mối nổi tiếng ở khu vực ngõ Huệ Dân này, số lượng cặp vợ chồng nhờ bà se duyên thành công ít nhất cũng phải vài chục, nếu không thì đến cả trăm rồi.

Hơn nữa bà có danh tiếng tốt, không giống như một số bà mối khác chỉ vì muốn nhận tiền môi giới mà cố tình ghép đôi, chết cũng có thể nói thành sống, cho nên những người thực sự muốn tìm bạn đời thì hầu như đều nhờ đến bà ấy.

Hôm nay bà dẫn theo hai cô gái xuất hiện ở trong tứ hợp viện, lúc này những người rảnh rỗi trong sân đều kéo ra xem náo nhiệt.

“Chị Lưu, hai cô gái này là…”

Phạm Hồng Quyên quan sát hai cô gái bên cạnh thím Lưu.

Phạm Hồng Quyên là vợ của Lữ Văn Bưu - ông hai ở tứ hợp viện, nhà bà cũng có hai gian phòng, một gian ở trung viện. Trong ba gian chính của ngôi nhà, nhà Tống Thần chiếm gian phòng lớn nhất ở giữa và gian phụ phía đông, còn nhà họ Lữ thì chiếm gian phụ phía tây và một gian nhà ngược hướng.

(*đảo tọa: vị trí nhà thường quay mặt về hướng Bắc trong tứ hợp viện, có điều kiện sống kém nhất do thiếu ánh sáng và thông gió kém.)

Hai vợ chồng đã mơ ước hai căn nhà lớn của nhà Tống Thần đã lâu, đáng tiếc là Tống Thần có cha là thương binh liệt sĩ, họ muốn chiếm nhà người ta nhưng Văn phòng khu phố không đồng ý.

Vì thế hai vợ chồng chiếm luôn cái khoảng sân ngang nối giữa gian nhà phía tây và gian nhà phụ phía tây, xây mái nhà, dựng lên một căn nhà nhỏ, căn nhà ở phía tây chính là nơi ở của gia đình góa phụ Từ, vì chuyện tranh chấp khoảng sân này, hai nhà đã không ít lần cãi vã.

Nhưng ai bảo Lữ Văn Bưu là ông hai được đề cử trong viện chứ, nên cuối cùng chuyện này vẫn không giải quyết được gì.

Trong lòng Phạm Hồng Quyên rất rõ ràng, cô gái mà thím Lưu dẫn đến chắc chắn là để chuẩn bị mai mối cho mấy thanh niên đến tuổi cập kê trong sân, trước đó đã nghe nói góa phụ Từ ở trung viện nhờ bà mối Lưu giúp con trai bà ta tìm đối tượng, còn không muốn cô gái trong thành phố, cho người đi tìm ở nông thôn.

Hai cô gái mà bà mối Lưu đưa đến có sự khác biệt rất lớn.

Một người có dáng người cao gầy, hình thể đẫy đà, khuôn mặt trái xoan, ngũ quan xinh đẹp, làn da hơi ngăm, nhìn chung toát ra vẻ tự nhiên hào phóng, không hề có một nét keo kiệt nào, có thể nhìn thấy được, điều kiện gia đình của cô bé ở nông thôn rất tốt, nếu không thì không có khả năng nuôi con gái tốt như vậy.

Về phần da ngăm đen, Phạm Hồng Quyên đoán là do đi làm đồng áng ngoài trời nắng nên mới có làn da rám nắng, đến lúc về làm dâu thì nuôi dưỡng một thời gian là sẽ trắng lại.

Còn một cô bé khác, thì trông có vẻ kém sắc hơn cô còn lại.

Đối lập với mỹ nhân đầy đặn bên cạnh, cô bé này không khác gì que củi, không ngực không mông, cũng may vóc dáng không thấp, cô bé này hoàn toàn có nước da đen nhẻm, bởi vì quá đen, nên ngũ quan cũng có vẻ không quá thu hút, duy chỉ có đôi mắt kia vẫn xuất sắc như trước, tròng mắt trắng đen rõ ràng, dáng người gầy guộc nhưng đôi mắt lại rất có thần, nhìn qua là biết cô gái này có tâm địa rất chính trực, rất kiên định.

Phạm Hồng Quyên nhìn nhận cô gái này bằng kinh nghiệm của người từng trải, cô nàng que củi này tuy rằng gầy, nhưng làm việc tuyệt đối là một tay giỏi.

Người xinh đẹp kia phỏng chừng là giới thiệu cho nhà họ Từ, nhưng cô gái này là chuẩn bị giới thiệu cho ai?

Trong đầu Phạm Hồng Quyên hiện lên một vài ứng cử viên, cuối cùng xác định vị trí ở người nhà họ Bạch ở hậu viện.

Không biết có phải viện này của họ có phong thủy không tốt hay không, số lượng góa phụ và trẻ mồ côi lại quá nhiều.

Ngoài gia đình góa phụ Từ ở trung viện và Tống Thần mồ côi cả cha lẫn mẹ, thì hậu viện còn có một người già neo đơn và mẹ con góa phụ Bạch.

break
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc