Editor: L’espoir
*
Để tránh bị những người tuyệt vời khác để mắt đến sau này, anh quyết định từ bây giờ sẽ cố gắng trở thành người tuyệt vời nhất trong viện.
Người vợ tài giỏi sắp vào nhà rồi, Tống Thần cảm thấy cuộc sống tốt đẹp đang vẫy tay với anh.
Hiện tại tuyên truyền phá tứ cựu*, nhưng quan niệm của thế hệ trước vẫn không thay đổi được, góa phụ Từ vẫn âm thầm tìm một đại sư để giúp xem bát tự của con trai và Triệu Tuyết Như có hợp nhau không, đại sư nói, bát tự của Triệu Tuyết Như rất thích hợp để sinh con trai, nhất định có thể sinh cho bà một loạt cháu trai, góa phụ Từ vui vẻ, liền cho Triệu Tuyết Như mười đồng tiền sính lễ, chứ ban đầu bà chỉ chuẩn bị cho năm đồng.
(*là một phong trào diễn ra trong Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, nhằm loại bỏ bốn yếu tố được coi là lỗi thời: tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, thói quen cũ, do Hồng vệ binh khởi xướng.)
Bây giờ ở nông thôn, muốn lấy vợ cũng phải bỏ ra ít nhất hai mươi đồng tiền sính lễ, nhưng góa phụ Từ cảm thấy con trai mình là công nhân, còn là hộ khẩu trong thành phố, Triệu Tuyết Như gả vào nhà bà là cô ta trèo cao, đáng lẽ nhà họ Triệu phải bù thêm của hồi môn mới đúng, bà nể mặt cháu trai tương lai mà cho nhà họ Triệu mười đồng, vậy đã là bà mẹ chồng rất rộng lượng rồi.
Cũng may nhà họ Triệu cũng thấy việc gả con gái cho công nhân thành phố là điều rất vinh quang, nên không chê bai tiền sính lễ của bà, ngược lại, nhà họ Triệu còn chuẩn bị không ít của hồi môn cho con gái.
Bởi vì biết Tống Thần muốn đãi tiệc rượu cho nên góa phụ Từ đã đặc biệt nhờ thầy xem giờ lành ngày tốt trước ngày Tống Thần đãi tiệc vài ngày, Từ Tiền Tiến tìm sư phụ hắn, trong đại viện chỉ có một mình ông cả có xe đạp nên mượn xe, lại rủ thêm mấy công nhân khá thân thiết trong xưởng với hắn, cả nhóm đạp xe đạp xuống tận nông thôn đón cô dâu mới, coi như hôn sự này đã thành công.
Triệu Tuyết Như xách theo rất nhiều thứ khi bước vào nhà, ghế trước và ghế sau của một số xe đạp đã chất đầy.
Một tấm chăn mới, mấy túi lâm sản chứa đầy nấm mộc nhĩ nấm rau dại khô phơi khô, ngoài ra còn có một miếng thịt hun khói to, đây là phần gia đình được chia khi giết lợn trước nhà Tết, một miếng thịt này chắc phải nặng đến 3-4 cân.
Nhà họ Triệu quả thật là nhà có của cải dồi dào và yêu thương cô con gái này, giá trị hồi môn này của cô đã sớm vượt qua mười đồng tiền cưới mà góa phụ Từ cho, chỉ riêng một chiếc chăn bông mới dệt nặng 6 cân đã là thứ mà dù có tiền cũng không mua được, đừng thấy họ là người thành phố, phiếu bông này cũng có định mức, muốn tích góp một chiếc chăn nặng như vậy, còn không biết phải đợi đến ngày tháng năm nào đâu.
Đồ cưới của Triệu Tuyết Như đã gây nên một cuộc bàn tán sôi nổi trong tứ hợp viện, góa phụ Từ cười đến nỗi lộ cả hàm răng, hiếm khi thấy cô dâu quê mùa này vừa mắt hơn một chút, hai ngày nay, bà đã biết được hoàn cảnh gia đình Triệu Mai Tử qua lời kể của Triệu Tuyết Như, bà cảm thấy đồ cưới của con dâu nhà mình tuyệt đối có thể bỏ xa Triệu Mai Tử một con phố.
Thằng nhóc Tống Thần đó không bằng con trai bà, vợ của nó cũng không bằng vợ của con trai bà, nhà họ chẳng phải đã đè nhà họ Tống một đầu rồi sao.
Nghĩ đến đây, góa phụ Từ cũng không còn mắng Tống Thần đãi rượu để gây sự chú ý nữa.
Đương nhiên, điều này dựa trên việc bà vẫn chưa biết mỗi nhà đều tặng cho Tống Thần một món quà mừng lớn, trong đó còn bao gồm cả đứa con trai ngốc của bà.
Tiệc rượu của Tống Thần còn có công lao bảy hào của nhà bà.
*****
Khi Tống Thần lên đường đón dâu, Lữ Văn Bưu và Lữ Đại Đảm đã bắt đầu tất bật chuẩn bị trong bếp.